""

Câu Điều Kiện Loại 0, 1, 2, 3, Hỗn Hợp, Đảo Ngữ – [ĐẦY ĐỦ NHẤT]

Câu điều kiện – một trong những chủ đề ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất mà bất kì người học nào cũng phải nắm được. Nó gồm có rất nhiều dạng, bao gồm từ cơ bản đến nâng cao và đặc biệt có rất nhiều biến thể khiến người học rất có thể mông lung, nhầm lẫn như loại 0, loại 1, loại 2, loại 3, hỗn hợp, và đảo ngữ câu điều kiện . Ngoài ra thì loại câu này rất hay xuất hiện trong phần nâng cao band điểm Writing và Speaking của cả IELTS, Toeic. Qua bài viết này, Fash English sẽ giúp bạn nắm vững cấu trúc, phân loại cũng như cách dùng câu điều kiện để có thể dành trọn điểm trong phần thi của mình.

câu điều kiện trong tiếng Anh

1. Câu điều kiện là gì? Cấu trúc câu điều kiện như thế nào?

Trong tiếng Anh, câu điều kiện (conditional sentence) dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Dịch nghĩa ra nghĩa là “nếu…thì…”. Hầu hết các câu đều chứa “if”.

Một câu điều kiện gồm 2 phần:

+ Mệnh đề nêu lên điều kiện ( bắt đầu bằng If) là mệnh đề phụ

+ Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả

Ex:

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If it rains,   (Nếu trời mưa) I shall stay at home.  (Tôi sẽ ở nhà)
If I had studied harder,   (Nếu tôi học bài chăm chỉ hơn) I would have passed the exam.  (thì tôi đã thi đậu rồi.)

Vị trí của hai mệnh đề không cố định, nội dung và ngữ pháp của câu không thay đổi khi thay đổi vị trí của mệnh đề. Thông thường, mệnh đề chính đứng trước, mệnh đề có “if” đứng sau. Tuy nhiên, chúng ta có thể đổi chỗ hai mệnh đề cho nhau. Nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.

Ex:

+ I will go to Ha Long tomorrow if the weather is nice. (Tôi sẽ đi Hạ Long vào ngày mai nếu thời tiết đẹp.)

+ If the weather is nice, I will go to Ha Long tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Hạ Long vào ngày mai.)

2. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Tương ứng với các thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện cũng được phân loại thành các dạng dựa vào các mốc thời gian đó.
Trong ngữ pháp tiếng Anh, người ta phân loại thành 5 loại, trong đó có 4 loại chính, lần lượt là: câu điều kiện loại 0, loại 1,  loại 2, loại 3 và có mở loại mở rộng mang tên: câu điều kiện hỗn hợp.

Khi ta phân loại được các câu điều kiện xuất hiện trong bài nhờ vào dấu hiệu nhận biết của chúng thì việc sử dụng cấu trúc đó thật đơn giản.

2.1. Câu điều kiện loại 0 (zero conditional)

Khái niệm

Câu điều kiện loại 0 dùng để dùng để diễn tả một sự thật, thói quen hoặc một sự kiện thường xuyên. Câu điều kiện loại này đề cập đến những điều hiển nhiên mà mọi người đã công nhận.

Cấu trúc câu điều kiện loại 0

Cả 2 mệnh đề đều được chia ở thì hiện tại đơn.

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + V (s,es),     (Hiện tại đơn) S + V (s,es)    (Hiện tại đơn)

Ex:

+ Water freezes if the temperature falls below zero. (Nước bị đông cứng nếu nhiệt độ xuống dưới 0 độ.)

+ A balloon rises if it is filled with hot air. (Khinh khí cầu sẽ bay lên nếu nó được chứa đầy không khí nóng.)

Cách dùng câu điều kiện loại 0

Dùng để diễn tả chân lý, sự thật hoàn toàn chính xác ở hiện tại.

Ex:

+ If you heat ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng băng, nó tan chảy)

+ If metal gets hot, it expands. (Nếu kim loại nóng lên, nó sẽ nở ra.)

Dùng để diễn tả một thói quen,hành động hoặc sự việc xảy ra thường xuyên.

Ex:

+ If I get up, I wash my face first. (Nếu tôi thức dậy, tôi rửa mặt đầu tiên)

+ If my father doesn’t sleep well, he drinks coffee before going to bed. (Nếu cha tôi không ngủ ngon, ông ấy uống cà phê trước khi đi ngủ.)

Câu điều kiện loại 0 còn dùng trong trường hợp trong một số câu mệnh lệnh.

Ex:

+ If the new boss comes to our home, we say ” Good morning” together. (Nếu ông chủ đến nhà chúng ta, hãy cùng nhau nói chào ông ấy buổi sáng.)

+ You need to take my sister to the hospital if she drinks milk as she is allergic to it. (Bạn cần phải đưa em gái tôi đến bệnh viện nếu cô ấy uống sữa vì cô ấy bị dị ứng với nó.)

Lưu ý: Ta có thể thay “If” thành “when” hoặc “whenever” dùng để diễn tả một câu điều kiện loại 0 mà nghĩa của câu không bị thay đổi.

Ex:

+ He reads books whenever he has free time. (Anh ấy đọc sách bất cứ khi nào anh ấy có thời gian rảnh.)

Xem thêm  Hướng dẫn viết Pie Chart IELTS Writing Task 1 chi tiết nhất

+ When you put a paper on fire, it burns quickly. (Khi bạn đặt một tờ giấy lên lửa, nó sẽ cháy nhanh chóng.)

2.2. Câu điều kiện loại 1 (probable condition)

câu điều kiện loại 1

Khái niệm

Câu điều kiện loại 1 là câu có thực ở hiện tại, diễn tả một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc câu điều kiện loại 1

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + V,  (Hiện tại đơn) S + will / can / must / may… + V_inf.  (Tương lai đơn)

Động từ của mệnh đề điều kiện chia ở “simple present” động từ trong mệnh đề chính chia ở “simple future”. Có thể đảo vị trí hai mệnh đề mà không làm thay đổi nghĩa của câu.

Ex:

+ If you come into his garden, his dog will bite you. (Nếu bạn vào vườn nhà ông ấy, con chó của ông ấy sẽ cắn anh.)

+ If he gives me another chance, I will try my best again. (Nếu anh ấy cho tôi một cơ hội khác, tôi sẽ cố gắng hết sức lần nữa.)

Cách dùng câu điều kiện loại 1

Dùng để diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

Ex:

+ If I get up early, I can go to work on time. (Nếu tôi dậy sớm, tôi sẽ đi làm đúng giờ)

+ If it is sunny, I will go camping. (Nếu trời nắng thì tôi sẽ đi cắm trại)

Có thể sử dụng để đề nghị hoặc gợi ý

Ex:

+ If you need a ticket, I can get you one. (Nếu bạn cần vé, tôi có thể lấy cho bạn một vé.)

+ If you feel this box heavy, I will give you a hand. (Nếu bạn cảm thấy cái hộp này nặng, hãy để tôi giúp bạn một tay)

Dùng để cảnh báo hoặc đe dọa

Ex:

+ If you want to see clearly, you must wear glasses. (Nếu bạn muốn nhìn rõ, bạn phải đeo kính.)

+ If you don’t ask your father’s permission, you won’t go out. (Nếu bạn chưa xin phép bố của bạn thì bạn không được ra ngoài).

2.3. Câu điều kiện loại 2 (unreal condition)

câu điều kiện loại 2

Khái niệm

Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả sự việc hay điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Và thường là câu điều kiện không có thật ở hiện tại.

Cấu trúc câu điều kiện loại 2

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + V-ed/V2  (Quá khứ đơn) S + would / could / should + V_inf.  (Dạng lùi 1 thì)

Động từ trong mệnh đề điều kiện chia ở “quá khứ đơn”, động từ trong mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc: Would / Should /Could + động từ nguyên thể.

Chú ý: Nếu mệnh đề “If” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng một hình thức “were” cho tất cả các ngôi.

Ex:

+ If I were you, I would be very happy. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ vui lắm)

+ If she earned some money, she would buy a new dress. (Nếu cô ấy kiếm được một số tiền, cô ấy sẽ mua một chiếc váy mới.)

Cách dùng câu điều kiện loại 2

Dùng để diễn tả sự việc, khả năng trái ngược hoặc không thể diễn ra ở thực tại hoặc tương lai.

Ex:

+ If we had a yacht, we would sail the seven seas. (Nếu chúng ta có một chiếc du thuyền, chúng ta sẽ đi thuyền bảy biển.)

+ Hành động “đi thuyền” có thể không xảy ra trong tương lai, bởi chúng tôi hiện tại chưa có “một chiếc du thuyền”

Dùng để khuyên bảo, đề nghị hoặc yêu cầu

Ex:

+ If I were you, I would get up earlier. (Nếu tớ là bạn, tớ sẽ dậy sớm hơn.)

+ Hành động “dậy sớm” sẽ xảy ra nếu chủ ngữ “tôi” là “bạn”

2.4. Câu điều kiện loại 3 (impossible condition)

câu điều kiện loại 3

Khái niệm

Câu điều kiện loại 3 là câu không có thực trong quá khứ. Điều kiện không xảy ra trong quá khứ mà chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ. Một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Gồm có 2 mệnh đề với cấu trúc như dưới. Đặc biệt cấu trúc câu này thường ám chỉ sự tiếc nuối hoặc lời trách móc.

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + had + V-ed/V2  (Quá khứ hoàn thành) S + would/could/might + have + Vpp/V-ed.  (Dạng lùi 2 thì)

Trong câu điều kiện loại 3, động từ trong mệnh đề điều kiện chia ở thì quá khứ phân từ, mệnh đề kết quả được chia ở thì quá khứ hoàn thành.

Lưu ý: Cả “would” và “had” đều có thể viết tắt thành “‘d” rất dễ nhầm lẫn. Do đó, để phân biệt, các bạn cần chú ý rằng “would” không xuất hiện ở mệnh đề “if” nên khi viết tắt ở mệnh đề này thì đó chính là “had”.

Ex:

+ If he had come to see me yesterday, I should have taken him to the movies. (Nếu hôm qua nó đến thăm tôi, tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.)

+ If I had known that she was coming to my house, I would not have gone out. (Nếu tôi biết rằng cô ấy đang tới thì tôi đã không ra ngoài rồi.)

Cách dùng câu điều kiện loại 3

Diễn tả một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.

Ex:

+ If he had come sooner, he would have met her. (Nếu anh ta đến sớm hơn, anh ta đã gặp cô ấy.)

+ If she had not broken my leg, she would have taken part in the contest. (Nếu cô ấy không bị gãy chân, cô ấy đã tham gia cuộc thi.)

2.5. Câu điều kiện hỗn hợp

Khái niệm

Câu điều kiện hỗn hợp có thể có 2 phần mệnh đề tham chiếu đến hai thời điểm khác nhau. Hiểu đơn giản nó là sự kết hợp giữa các loại câu điều kiện với nhau, được dùng trong một số trường hợp đặc biệt.

Cấu trúc câu điều kiện loại hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Là sự kết là sự kết hợp của  loại 3 (ở mệnh đề If) và loại 2 (ở mệnh đề chính). Điều đó có nghĩa là mệnh đề giả thiết chia ở thì quá khứ hoàn thành, còn mệnh đề chính dùng would.

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + had + V-ed/V2  (Quá khứ hoàn thành) S + will/can/must/may… + V_inf.  (Tương lai đơn)
Xem thêm  Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về cơ thể người chi tiết nhất

Ex:

+ If I had worked harder at college, I would be a successful man now. (Nếu tôi làm việc chăm chỉ hơn ở trường đại học, bây giờ tôi sẽ là một người đàn ông thành công.)

+ If I had taken her advice, I would be rich now. (Nếu tôi làm theo lời khuyên của cô ấy thì giờ đây tôi đã giàu rồi)

Ta dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 1 để diễn tả giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì trái ngược với hiện tại.

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 là sự kết hợp của loại 2 và loại 3. Trong dạng này, mệnh đề ‘if’ chia ở thì quá khứ đơn giản, và mệnh đề chính là điều kiện hoàn thành.

Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + V,  (Hiện tại đơn) S + would/could/might + have + Vpp/V-ed. (Dạng lùi 2 thì)

Ex:

+ If I were you, I would have learned Chiness harder. (Nếu tôi là bạn thì tôi đã học tiếng Trung chăm chỉ hơn.)

+ If I wasn’t in the meeting, I would have been happy to help you. (Nếu tôi không ở trong cuộc họp, tôi sẽ rất vui được giúp anh.)

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 dùng để diễn tả giả thiết trái với thực tại, còn kết quả thì trái với quá khứ.

Câu điều kiện đảo ngữ

câu điều kiện đảo ngữ

Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu. Dùng để nhấn mạnh một thành phần hoặc một ý nghĩa nào đó trong câu.

Đảo ngữ trong câu điều kiện được áp dụng trong mệnh đề “If” với các từ “should” trong câu loại 1, “were” trong câu loại 2 và “had” trong câu loại 3.

Khi đảo ngữ, các từ này được đảo lên trước chủ ngữ thay thế cho “If”. Trong thực tế, ta thấy nhiều đảo ngữ ở loại 2 và 3 hơn là câu loại 1.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Tình huống xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Đảo ngữ trong câu loại 1 làm cho câu mang ý nghĩa lịch sự hơn, trang nhã hơn và thường là để đưa ra lời yêu cầu, nhờ vả.

Câu điều kiện Đảo ngữ
If + S1 + V (hiện tại), S2 + will/may/might/should/can… + V (infinitive) => Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/may/might/should/can… + V (infinitive)
Ex: If you should meet Jane, please ask her to call me at once. => Should you meet Jane, please ask her to call me at once.

Lưu ý:

– Nếu trong câu có “should” ở mệnh đề if, thì đảo “should” lên đầu câu

Ex: If James should ring , I will tell him the news => Should James ring, I will tell him the news.

– Nếu trong câu không có “should”, chúng ta phải mượn “should”

Ex: If Leo has free time, he’ll play tennis => Should Leo have free time, he’ll play tennis.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Tình huống không có thật ở hiện tại.

Đảo ngữ câu loại 2 có tác dụng làm cho giả thiết đặt ra trong câu nhẹ nhàng hơn, rất hữu ích để dùng khi người nói muốn đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị và làm giảm tính áp đặt.

Câu điều kiện Đảo ngữ
If + S1 + V (quá khứ), S2 + would/might/could… + V (infinitive) => Were + S1 + (not) + O, S2 + would/might/could… + V (infinitive)
Ex: If I were Lily, I would not do such a rude thing. => Were I Lily, I would not do such a rude thing.

Lưu ý:

– Nếu bạn đã nắm chắc công thức câu điều kiện loại 2 thì hẳn vẫn còn nhớ động từ to be ở dạng này chỉ chia là “were” chứ không có was. Đảo ngữ trong câu loại 2 cũng vậy, chúng ta chỉ sử dụng “were” bất kể ngôi đại từ là gì.

– Nếu trong câu có “were”, ta đảo “were” lên đầu.

Ex: If I were you, I would go there => Were I you, I would go there.

– Nếu trong câu không có “were” thì mượn “were’ và dùng “ to V”

Ex: If I learnt English, I would read an English book => Were I to learn English, I would read an English book.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Tình huống không có thật trong quá khứ

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 có công thức đơn giản nhất khi chúng ta chỉ việc đảo “Had” lên đầu câu và bỏ “If”. Cách đảo này nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết.

Câu điều kiện Đảo ngữ
If + S1 + had + past participle, S2 + would/might/could… + have + past participle => Had + S1 + (not) + past participle, S2 + would/might/could… + have + past participle
Ex: If it hadn’t been for her help, I wouldn’t have succeeded. => Had it not been for her help, I wouldn’t have succeeded.

Lưu ý:  Ở dạng phủ định, sau chủ ngữ ta dùng “not”.
Ex: Had it not been so late, I would have called you.

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp: Diễn tả sự tiếc nuối về một hành động trong quá khứ, nhưng kết quả ảnh hưởng đến hiện tại.

Đối với dạng này, chúng ta chỉ đảo ngữ mệnh đề If giống câu loại 3 còn vế sau giống câu loại 2.

Câu điều kiện Đảo ngữ
If + S1 + had + past participle, S2 + would/might/could… + V-infinitive => Had + S1 + (not) + past participle + O, S2 + would/might/could + V-infinitive
Ex: If I had studied harder for this exam, I wouldn’t be dissappointed now. => Had I studied harder for this exam, I wouldn’t be dissappointed now.

Phương pháp ghi nhớ cấu trúc trong câu điều kiện

Bạn còn loay hoay mông lung không biết trường hợp nào nên sử dụng từng loại câu điều kiện. Bạn đang không kịp nhớ cấu trúc câu điều kiện. Hiểu được điều này, Fash English đã tổng hợp 4 loại thì cơ bản dưới bảng sau đây:

Loại Công thức Cách sử dụng
Loại 0 If + S + V (s,es), S + V(s,es). Diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc một thói quen.
Loại 1 If + S + V (s,es), S + Will/Can/shall… + V. Sử dụng khi điều kiện có thật ở hiện tại.
Loại 2 If + S + V2/ Ved, S + Would/ Could/ Should… + V. Sử dụng khi điều kiện không có thực ở hiện tại, điều kiện trái với thực tế ở thời điểm hiện tại.
Loại 3 If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could… + have + V(pp)/Ved. Diễn tả điều kiện không có thật ở quá khứ với kết quả giả định.

Tóm tắt:

Khi chuyển từ loại 1 sang loại 2, hoặc loại 2 sang loại 3, bạn chỉ cần “lùi thì”:

  • Loại 1 → Loại 2: lùi thì hiện tại đơn → quá khứ đơn
  • Loại 2 → Loại 3: lùi thì quá khứ đơn → quá khứ hoàn thành
Xem thêm  Cấu trúc Remind + Ving/to Vo đầy đủ và những lưu ý bạn cần nắm rõ

Ex:

Câu điều kiện Mệnh đề If Mệnh đề chính
Loại 1 If it is sunny, I will go camping.
Loại 2 If it were sunny, I would go camping.
Loại 3 If it had been sunny I would have gone camping.

Một số lưu ý khi dùng câu điều kiện

Cũng giống như động từ có động từ thường và động từ bất quy tắc, các cấu trúc câu đầu điều kiện cũng có những trường hợp đặc biệt cần lưu ý.

Cấu trúc “Unless = If…not”

Unless được sử dụng với ý nghĩa phủ định, có nghĩa là không, trừ khi.

Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho “if not…”

Cấu trúc unless có nghĩa tương đương với If not, vì vậy trong câu, cả 2 từ này có thể thay thế cho nhau. Mặc dù unless mang nghĩa phủ định nhưng nó lại được sử dụng trong câu khẳng định.

Câu điều kiện loại 1

Cấu trúc:     Unless + S + V (simple present), S + will/can/shall + V.

Ex:

+ I will buy you a laptop unless you let me down. (Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới trừ khi bạn làm tôi thất vọng.)

+ Unless you study harder, you ‘ll fail the next exam. (Trừ khi bạn học chăm chỉ hơn, bạn sẽ thất bại trong kỳ thi tiếp theo.)

Câu điều kiện loại 2

Cấu trúc:      Unless + S +Ved / V2 (simple past), S+ would + V.

Ex:

+ She would not be late for the bus unless she forgot his luggage. (Cô ấy sẽ không trễ xe buýt trừ khi cô ấy quên hành lý của anh ấy.)

+ Unless I knew the number, I would not ring her up. (Trừ khi tôi biết số điện thoại, tôi sẽ không gọi cho cô ấy.)

Câu điều kiện loại 3

Cấu trúc:       Unless + S + had + Ved/V3 , S + would + have + Ved/V3

Ex:

+ Unless Anna had walked in the rain yesterday, she would not have been sick. (Trừ khi Anna đã đi trong mưa ngày hôm qua, cô ấy sẽ không bị bệnh.)

+ I would have taken a bus unless I had got up too late. (Tôi sẽ đi xe buýt trừ khi tôi thức dậy quá muộn.)

Một số cụm từ đồng nghĩa

Nếu trong câu xuất hiện các cụm từ sau thì ta có thể thay thế if :

+ Suppose / Supposing (giả sử như): Đặt ra giả thiết.

+ Even if (ngay cả khi, cho dù): Diễn tả một điều kiện dù xảy ra hay không thì hiện mệnh đề chính cũng không thay đổi.

+ As long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là): Ý chỉ điều kiện để thực hiện mệnh đề chính, không hẳn là giải thiết.

+ Without: không có – sử dụng trong trường hợp giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu không có điều kiện.

Ex:

+ Supposing I don’t arrive till after midnight, will the guest-house still be open? (Giả sử tôi không đến sau nửa đêm, nhà khách vẫn mở cửa chứ?)

+ We are going to the beach even if it is raining. (Chúng ta sẽ ra bãi biển cho dù nếu trời có mưa).

+ You can have a dog as long as you promise to take care of it. (Bạn có thể nuôi chó miễn là bạn hứa sẽ chăm sóc nó).

+ Without water, life wouldn’t exist. (Không có nước, cuộc sống sẽ không tồn tại).

Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “ were” thay cho “was”

Mặc dù mệnh đề điều kiện sử dụng thì quá khứ đơn nhưng đặc biệt không dùng dùng động từ tobe “was”. Mà ta chỉ dùng “were” cho tất cả các ngôi, kể cả She / He / It. Về nghĩa thì không có gì thay đổi.

Ex:

+ If you were more responsible, maybe your parents would allow you to do more things. (Nếu bạn có trách nhiệm hơn, có lẽ cha mẹ bạn sẽ cho phép bạn làm nhiều việc hơn.)

+ If he weren’t working for an accounting firm, he would be working in a bank. (Nếu anh ta không làm việc cho một công ty kế toán, anh ta sẽ làm việc trong một ngân hàng.)

Bài tập chinh phục các câu điều kiện trong tiếng Anh

Bài tập 1: Viết lại câu

  1. Stop talking or you will wake the baby up.

→ If…………………………………………………

  1. I don’t know Lan’s number, so I don’t ring her up.

→ If…………………………………………………

  1. Snape lost the job because hhe was late every day.

→ If…………………………………………………

  1. Lan felt sick because she ate lots of cakes.

→ If…………………………………………………

  1. Jun is so fat because of his eating so many chips.

Bài tập 2: Chia động từ đúng trong ngoặc

  1. If we (send) …….. an invitation, our friend will come to our party.
  2. If they offered me the job, I ………. (take) it.
  3. I…….(call) the office if I were you.
  4. If you……..(swim) in this lake, you‘ll shiver from the cold.
  5. If they……..(listen) carefully, they might hear the woodpecker.

Bài tập 3: Chọn đáp án đúng

  1. If I had free time, I _____ some shopping with you
  2. did
  3. will do
  4. would do
  5. would have done
  6. Unless she ____, she will be late for school
  7. hurried
  8. hurries
  9. will hurry
  10. is hurrying
  11. I would have given him this present, if I ___ him
  12. had meet
  13. had met
  14. meet
  15. met
  16. Will you be angry if I ___ your pocket dictionary?
  17. stole
  18. have stolen
  19. were to steal
  20. steal
  21. If he ____ the truth, the police wouldn’t have arrest him
  22. tells
  23. told
  24. had told
  25. would tell

Đáp án

Bài 1

  1. If you keep talking, you will wake the baby up.
  2. If I know Lan’s number, I will ring her up.
  3. If Snape hadn’t been late every day, he wouldn’t have lost the job.
  4. If Lan hadn’t eaten lots of cakes, she wouldn’t have felt sick.
  5. If Jun ate less chips, he wouldn’t be fat.

Bài 2

  1. send
  2. would take
  3. would call
  4. swim
  5. listened

Bài 3:

  1. C 2. B 3. B 4. D 5. C

Bài viết trên Fash English đã khái quát các kiến thức cần biết về câu điều kiện trong tiếng anh, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, cùng đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!

Bài viết được cập nhật vào lúc:16/08/2023 @ 14:43

Bài viết liên quan